“Sao ta làm điều ta làm”: Để trở thành người-làm-công-chủ-động (thay vì một con tốt, một cỗ máy thụ động) 💔 Không khó để tìm những người làm công cảm thấy mình như “nô lệ”, nhưng tìm được những người làm công chủ động, theo nghĩa họ là chủ của chính mình, thì khó hơn. 💔 Những quyền lực kia - tiếng chuông đồng hồ báo thức, áp lực đưa bọn trẻ đến trường đúng giờ và người lớn thì không trễ làm, phần thưởng, các kỳ hạn, những sự đe doạ, đánh giá… - đều có thể khiến con người cảm thấy như bị thúc sau lưng và bản thân mình thì giống như những con tốt. 💔 Họ làm vậy nhưng không cảm thấy thoải mái, không yêu thích nó và không tin rằng nó quan trọng về mặt cá nhân. Họ nuốt trọn cái suy nghĩ rằng họ nên thực hiện nó, họ lê bước khó nhọc như một đàn cừu tiến vào lò mổ… 💔 Tại sao không để cho sinh viên được chọn tham gia những chuyến đi thực tế và viết bài luận về chủ đề mà họ muốn? Tại sao không để cho nhóm làm việc tham gia vào việc quyết định cách phân chia trách nhiệm? Và tại sao không để bệnh nhân cùng lên kế hoạch cho phác đồ điều trị của họ? 💔 Thật đáng kinh ngạc, nếu con người liên tục bị đối xử như thể họ là những cỗ máy thụ động hay những kẻ man dã cần được kiểm soát, họ sẽ bắt đầu hành động theo kiểu đó ngày càng nhiều hơn. Sự thật đó đã khiến cho một số nhà bình luận kết luận rằng xã hội nên sử dụng nhiều sự kiểm soát hơn, kêu gọi kỷ luật hơn, độc đoán hơn. Nhưng mỉa mai thay, lẽ ra người ta nên kêu gọi điều ngược lại… 📚 “Sao ta làm điều ta làm”: “Ta phải là tác giả những hành động của bản thân”, là thuyền trưởng của chính mình trên con tàu của chính mình (thay vì chỉ là thuỷ thủ đoàn). Sách bàn về cách ta có thể giúp chính mình lẫn người khác (như con cái, học sinh, nhân viên…) sống và hành xử tự chủ, tự do, được-là-chính-mình trong một thế giới ưa chuộng sự kiểm soát. #FirstNews #TriViet


CHF18 
  • Shipping: